PGS.TS - Bác sĩ Nguyễn Kim Nữ Hiếu là con gái thứ 3 của vợ chồng cố bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên (1905 - 1975) và Vi Kim Ngọc (1916 - 1988).
Nhắc đến Tết, bà Nữ Hiếu cho biết, khoảng năm 1949-1950 bà theo bố mẹ đi tản cư ở vùng Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
![]() |
PGS.TS Nguyễn Kim Nữ Hiếu |
Cuộc sống thiếu thốn nhưng năm nào cụ Vi Kim Ngọc cũng chuẩn bị cho các con một cái Tết tươm tất.
“Cha tôi làm việc ở Sơn Dương (Tuyên Quang), Tết mới về Chiêm Hóa thăm vợ con.
Thực phẩm Tết có thịt lợn hun khói do mẹ tự làm. Loại thịt này, mẹ để dành từ trước đó nhiều tháng, ướp với muối trong thùng gỗ kín, đặt lên gác bếp.
Mấy mẹ con tăng gia, nuôi thêm đàn gà, trồng vài luống rau. Hoa quả là đặc sản rừng như quýt rừng, quả gắm…
Các loại đồ khô như miến, măng, mọc được chuyển từ dưới xuôi lên. Nhờ sự tháo vát của mẹ, nhà tôi có mâm cỗ Tết đủ đầy…”.
Vợ chồng GS Nguyễn Văn Huyên - Vi Kim Ngọc cùng các con trong ngày Tết ở chiến khu. |
Bà Nữ Hiếu chia sẻ, Tết với bà vui nhất vào sáng mùng 1. “Kháng chiến chống Pháp nổ ra, rời khỏi Hà Nội, mẹ tôi vẫn mang theo áo dài nhưng không có nhiều cơ hội dùng, chỉ có Tết mới mặc.
Mẹ tôi cùng các dì Vi Kim Phú (vợ GS Hồ Đắc Di), Vi Kim Quý, chị Nguyệt Hồ (vợ GS Tôn Thất Tùng) đưa trẻ con đến chúc Tết bà con dân bản và sinh viên bên trường Y.
Buổi chiều, các sinh viên và mọi người xuống nhà tôi quây quần, cùng ăn uống”.
![]() |
Gia đình GS Nguyễn Văn Huyên. |
Tuy nhiên, trong suy nghĩ non nớt ngày ấy, BS Nữ Hiếu thừa nhận, mình không có cảm giác gì về đêm Giao thừa.
“Năm đó, đêm Giao thừa trôi qua lặng lẽ như mọi ngày bình thường, chỉ có ánh đèn dầu leo lét. Bước ra ngoài cửa là màu đen tịch mịch bao trùm.
Trong khi mẹ miệt mài với công việc nghiên cứu. Chị em tôi học xong, chui vào màn ngồi kiểm điểm xem hôm đó làm được việc gì tốt cần phát huy, việc gì chưa tốt để điều chỉnh bản thân.
Sau đó, chị em mới bảo nhau đi ngủ. Đây là cách dạy con vô cùng tinh tế của bố mẹ tôi”, BS Nữ Hiếu nhớ lại.
Món ăn đặc biệt tiếp khách quý
Trở về Hà Nội, Tết với đại gia đình bà Nữ Hiếu đã có nhiều đổi khác.
“Chúng tôi lập gia đình nhưng vẫn ở cùng bố mẹ trên phố Trần Hưng Đạo”, bà Nữ Hiếu kể.
Người phụ nữ sinh năm 1942 cho hay: “Nhà tôi nuôi lợn nhưng không biết mổ. Bởi thế cuối năm số lợn được bán đi, dành tiền mua thịt gói bánh. Mẹ tôi gói bánh chưng rất khéo, không dùng khuôn nhưng bánh đều tăm tắp.
Năm nào bà cũng gói đủ các loại bánh, gồm: Bánh chưng thường, bánh chưng gấc, bánh chưng dài (của người Tày), bánh chưng ngọt…
Bánh chưng ngọt giống bánh chưng thường, có gạo, thịt, đỗ nhưng thêm đường phên hoặc đường trắng. Khi gói phải làm sao cho đường không bị lẫn với gạo, nếu không gạo sẽ bị sượng.
Bánh chưng gấc mẹ tôi gói to, khoảng 1 kg. Khi gói lật lá ngược lại, tránh màu xanh của lá làm mất màu đỏ đặc trưng của gấc”.
![]() |
BS Nữ Hiếu cùng đại gia đình họp mặt ngày mùng 1 Tết tại Trần Hưng Đạo. |
Theo lời BS Nữ Hiếu, trong ngày Tết, gia đình bà không thể thiếu món bún thang Hà Nội tiếp khách quý.
“Mẹ tôi nổi tiếng là kỹ tính. Mỗi khi khách đến nhà, ngoài các món ăn thông thường, bà chuẩn bị bún thang tiếp đãi. Bát bún thang của mẹ vẫn đầy đủ trứng tráng mỏng, giò, tôm, thịt gà…, nhưng sự khác biệt chính là cách bày trí.
Trên lớp bún, bà xếp đặt trứng và các nguyên liệu thành hình con bướm, sau đó mới chan nước lên. Nhìn bát bún đẹp mắt, hương vị hấp dẫn, ai thử qua 1 lần cũng tấm tắc khen ngợi”, BS Nữ Hiếu nói.
Thời bao cấp, đại gia đình của BS Nữ Hiếu cũng đầy ắp những kỷ niệm khó quên.
“Tết đến là mỗi gia đình được phát bìa ra mậu dịch nhận hàng. Chúng tôi thay phiên nhau đi ‘đặt gạch’ xếp hàng nhận đồ phân phối. Đại gia đình 15 người ăn chung nên đồ Tết gom lại khá nhiều. Mỗi túi hàng Tết gồm mứt, miến, mộc nhĩ, thuốc lá, gói chè…
Bố tôi làm bộ trưởng nên có thêm tiêu chuẩn mua hàng ở mậu dịch quốc tế. Những phiếu này mẹ tôi không dùng mà để dành tặng bạn bè có con cái cưới xin hay khi nhà có việc đại sự”.
![]() |
Báo cáo thành tích đầu năm mới là truyền thống được gìn giữ nhiều năm nay tại gia đình bà Nữ Hiếu. |
Một truyền thống không thể không nhắc đến trong gia đình GS Nguyễn Văn Huyên là việc báo cáo thành tích vào ngày đầu năm.
Đúng 10 giờ sáng mùng 1 Tết, các thành viên tụ họp về căn nhà ở Trần Hưng Đạo. Tất cả đứng trước bàn thờ tổ tiên chia sẻ về những thành tích đã đạt được và mục tiêu phấn đấu của mình trong năm tới.
“Ngay cả khi bố mẹ lần lượt qua đời, chị em tôi vẫn giữ truyền thống này như một nếp nhà. Sau đó, chúng tôi xuống mở sâm banh, chúc nhau năm mới an lành và nghe trẻ con trong nhà chơi piano”, Bs Hiếu mỉm cười nói.
Kể từ khi mẹ ruột qua đời, giai nhân Vi Kim Ngọc cùng chồng con chuyển về sinh sống trong căn biệt thự rộng lớn của tổng đốc Vi Văn Định, giúp cha quản lý việc nhà.
" alt=""/>Giao thừa giữa núi rừng của gia đình cố Bộ trưởng Nguyễn Văn HuyênTrổ tài làm đĩa gan lợn sốt tỏi cay tuyệt ngon
Cách làm món dạ dày xào sả ớt ngon chuẩn vị cho ngày lạnh
Địa chỉ ăn đêm Hà Nội tiếp sức cổ động viên đi 'bão' mừng đội tuyển
Nhiều món ngon trong ẩm thực Việt được du khách trên khắp thế giới biết tới. Có thể kể tới những món phở, nem rán, bánh mỳ hay bún chả. Và mới đây nhất, hãng thông tấn của Pháp có bài viết giới thiệu về món chả rươi khá hấp dẫn.
“Giòn rụm, chiên rán và đầy rươi. Đó là món chả rươi, một món ăn mùa đông rất được ưa thích ở Hà Nội. Nhưng không phải ai cũng dám thưởng thức món ăn này”. Đó là mở đầu bài viết của một phóng viên đến từ hãng thông tấn Pháp khi viết về món chả rươi nổi tiếng tại Việt Nam.
Rươi vốn là sinh vật thuộc họ giun nhiều tơ, còn được dân gian gọi là “rồng đất”. Vào khoảng tháng 10, tháng 11 hàng năm, khi nhiệt độ khu vực miền bắc giảm xuống, bước sang những tháng đông, cũng là thời điểm rươi vào vụ. Người ta sẽ bắt rươi trong các đồng ruộng của nông dân.Theo lời bài báo, những miếng chả rươi nóng hổi thơm ngon được làm từ thịt lợn xay nhuyễn, trộn cùng trứng, thì là, vỏ quýt, và không thể thiếu được phần quan trọng nhất - rươi. Món ăn này khá phổ biến, xuất hiện tại những hàng quán bên đường, cho tới gian bếp ở các gia đình thuộc miền bắc Việt Nam.
“Chả rươi có vẻ ngoài xấu xí, hơi ghê người, nhưng đừng sợ. Nó rất thơm ngon và giàu protein”, chị Bùi Thị Nga, người đã phục vụ món đặc sản này suốt 30 năm chia sẻ trong một buổi chiều đông tháng 12 lạnh lẽo. Chị có một quầy hàng chuyên bán chả rươi nằm trong khu phố cổ Hà Nội.
Ngoài những nguyên liệu trên, người ta còn cho thêm các gia vị từ hành, mùi, hạt nêm, nước mắm, tiêu… rồi trộn đều trước khi chiên thành những miếng chả mỏng.
![]() |
Chả rươi ăn với hành củ chẻ - món ngon ngày đông. Ảnh: Đặc sản rươi Tứ Kỳ - Hải Dương online |
Cũng theo hãng tin, chả rươi đã trở thành món ăn được ưa thích qua nhiều thế hệ ở miền bắc Việt Nam. Đây là món ăn đặc sản không thể thiếu vào những tháng mùa đông, và còn được coi là bí quyết giúp các cặp vợ chồng giữ gìn hạnh phúc.
Bài báo cũng trích dẫn một đoạn ngắn của nhà văn Vũ Bằng trong “Miếng ngon Hà Nội” (1952) viết về món chả rươi thơm ngon này.
Dù ẩm thực Việt đã trở nên nổi tiếng trên thế giới với các món phở, hay bánh mỳ, nhưng chả rươi không phải món ăn kỳ lạ. Đuông dừa, cào cào, bọ xít… là những côn trùng được chế biến thành món ăn lạ trong ẩm thực Việt, khiến khách nước ngoài ngạc nhiên.
![]() |
Con rươi trông có vẻ "đáng sợ", nhưng món chả rươi lại rất thơm ngon |
“Tôi rất thích ăn chả rươi vào mùa đông. Bạn có thể cảm nhận được vị chua ngọt của nước chấm, hòa quyện cùng béo bùi từ miếng chả, tạo nên hương vị độc đáo”, một thực khách có tên Hoàng Thị Thu Hằng chia sẻ.
Không còn nghi ngờ gì, trở lại Hà Nội vào ngày đông lạnh lẽo, chả rươi là một trong những lựa chọn tốt nhất.
Nộm sứa, cháo trai hay bánh đúc nóng là những thức quà chiều, ăn chơi ngon hết xảy khi lang thang phố Hà Nội.
" alt=""/>Báo Pháp khen ngợi món chả rươi, thưởng thức giữa trời đông Hà Nội
![]() |
Cũng "bắt trend" khá nhanh, tiền đạo Hà Đức Chinh khiến người hâm mộ được một tràng cười bởi cách tạo dáng hài hước, "khó đỡ". "Đúng là vựa muối của đội tuyển có khác, theo trào lưu thôi mà cũng quá mặn", "Độ lầy và sự mặn phải nói là tăng theo cấp số nhân"... là những bình luận thể hiện sự thích thú từ dân mạng dưới bức ảnh của chàng tiền đạo. Ảnh: Hà Đức Chinh. |
![]() |
Trào lưu so sánh ảnh 10 năm có thể là dịp để nhiều người nhìn lại quá khứ, chiêm nghiệm lại chặng đường đã qua. Đối với các cầu thủ trẻ như Đinh Thanh Bình, 10 năm là chặng đường của những nỗ lực và đam mê bên trái bóng. Ảnh: Đinh Thanh Bình. |
![]() |
Nguyễn Trọng Đại của 10 năm trước là cậu nhóc gầy gò, chơi bóng trên bãi biển và bắt đầu ước mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Ảnh: Nguyễn Trọng Đại. |
![]() |
Hiện tại, anh chàng phần nào thực hiện được giấc mơ đó trong màu áo CLB và đội tuyển U23 Việt Nam. Những cầu thủ như Trọng Đại, Thanh Bình còn cả hành trình dài trước mắt để phát triển sự nghiệp, nhưng 10 năm đã qua cũng là chặng đường trưởng thành đáng để nhìn lại. Ảnh: Nguyễn Trọng Đại. |
![]() |
Đăng ảnh theo trào lưu, Nguyễn Thành Chung lại trở thành "nạn nhân" để cả đội hùa nhau trêu chọc. Tuy vậy, anh vẫn được dân mạng khen "dậy thì quá thành công" khi so sánh ảnh quá khứ và hiện tại. Ảnh: @thanhchung16. |
![]() |
Nhiều cầu thủ thế giới cũng hưởng ứng "10 years challenge" khi khoe ảnh ngày ấy - bây giờ. Vợ tiền đạo Zaquan Adha - đội trưởng tuyển Malaysia - khiến fan thích thú khi đăng hai bức ảnh 2009 và 2019 của chồng lên trang cá nhân. Ảnh: @ayuraudhah_7. |
![]() |
Không chỉ chia sẻ quá trình trưởng thành, nam cầu thủ người Pháp Paul Pogba còn cho thấy 10 năm khẳng định tên tuổi đáng ngưỡng mộ. Từ cầu thủ tập sự của Manchester United ở thời điểm 2009, Paul Pogba giờ đây là một trong những ngôi sao sáng giá tại chính CLB này. Ảnh: @paulpogba. |
Từ dáng vóc đến gương mặt của người thợ điện đều hao hao giống thủ môn Đặng Văn Lâm.
" alt=""/>AFC Cup 2019: Bùi Tiến Dũng, Đức Chinh tạo dáng hài hước để khoe ảnh 10 năm trước